Tại Sao Bánh Gai Có Màu Đen? Cách Làm Bánh Gai Truyền Thống Ngon Đơn Giản Nhất

Nhắc tới bánh gai chúng ta không khỏi quên được vị dẻo ngon ngọt của lớp vỏ bánh, bùi bùi của nhân đậu xanh cùng dừa nạo. Cách làm bánh gai cũng không hề quá khó nhưng để làm được ngon chuẩn hương vị thì đây chính là công thức bạn cần.

Bánh gai với màu đen đặc trưng
Bánh gai với màu đen đặc trưng

Món bánh gai là đặc sản nổi tiếng của nhiều khu vực tỉnh thành Bắc Bộ như: Bánh gai Ninh Giang – Hải Dương, bánh gai Chiêm Hóa – Tuyên Quang, bánh gai Tứ Trụ – Thanh Hóa,….

Nội dung

Tại sao bánh gai có màu đen?

Khi bóc lớp vỏ ngoài lá chuối của bánh gai thì sẽ nhìn thấy phần bánh màu đen đặc sắc. Bánh gai có màu đen là phần vỏ nếp ngoài được đem trộn chung với thịt và nước cốt lá gai. Sau khi lá gai được sơ chế, đem lên luộc thì lá gai chuyển từ màu xanh sang màu đen. Chính điều này làm nên màu đen đặc trưng của món bánh gai.

Cây gai lấy lá dùng làm bánh gai
Cây gai lấy lá dùng làm bánh gai

Cây lá gai mọc ở rất nhiều nước ta, là loài ưa ẩm thường mọc hoang dại. Trong Đông y, cây lá gai là vị thuốc cổ truyền được áp dụng vào trong rất nhiều bài thuốc dân gian: thanh nhiệt, giải độc, cầm máu, giảm đau…..Rễ (củ gai), lá, vỏ cành và thân, hoa đều được dùng làm thuốc.

Từ xưa các cụ đã tìm tòi kết hợp những loài cây quanh ta để làm ra những món bánh ngon, tốt cho sức khỏe. Bánh khúc sử dụng lá rau khúc để làm vỏ bánh: Cách làm bánh khúc (xôi cúc) truyền thống

Nguyên liệu làm bánh gai

Bánh gai gồm phần lớp vỏ bánh dẻo và nhân bánh. Phần vỏ bánh gai là sự kết hợp của bột gạo nếp và lá gai. Phần nhân bánh thì dùng đậu xanh, dừa nạo sợi, đường cát (tùy mỗi nơi có thể cho thêm thịt heo).

Dưới đây là nguyên liệu làm bánh gai chi tiết cho khoảng 15-20 chiếc bánh (tùy kích thước gói)

Phần vỏ bánh gai Phần nhân
Bột nếp 500g Đậu xanh 300g
Lá gai 500g Dừa nạo 150g
Gừng 1 củ Đường cát 300g
Lá chuối khô Vừng trắng rang 200g

Dụng cụ luộc bánh gai: nồi luộc

Ngoài ra, cần thêm dây buộc như lạt mềm hoặc dây chuối khô, rổ rá, tô dựng, máy xay sinh tố

Hướng dẫn cách làm bánh gai ngon chuẩn

Bước 1: Sơ chế lá gai

Cách làm bánh gai từ lá gai tươi

Chọn lá gai bánh tẻ để làm bánh không quá non hoặc quá già. Lá gai non quá thì màu sẽ không đẹp, lá già thì nước làm bánh không thơm ngon.

Lá gai xé làm đôi, đem tước bỏ sống lá, phần xơ rồi rửa sạch. Bắc nồi nước luộc lá gai với vài lát gừng cho mềm nhừ rồi vớt ra.

Luộc lá gai với vài lát gừng
Luộc lá gai với vài lát gừng

Sau khi lá gai nguội bớt thì cho vào máy xay sinh tố xay nhuyễn hoặc dùng cối giã nhuyễn. Để riêng phần nước lá gai màu xanh đen ra tô lớn. Dùng rây lọc sơ qua để tách phần lá gai và nước cốt.

Cách làm bánh gai từ lá gai khô

Lá gai khô đem nhúng vào nước cho mềm, rửa sạch rồi tước bỏ phần gân và cọng lá.

Bỏ lá gai khô vào nồi nước luộc mềm nhừ. Vớt lá gai cùng phần nước rồi cho vào máy xay sinh tố xay nhuyễn. Dùng rây lọc để tách phần nước cốt và phần bã lá gai.

Lá gai phơi khô để bảo quản được lâu hơn
Lá gai phơi khô để bảo quản được lâu hơn

Hòa đường khoảng 150g với nước cốt lá gai, phần nước đường lá gai này sẽ từ từ đổ trộn chung với bột nếp để làm vỏ bánh.

Bước 2: Làm vỏ bánh gai

Trộn bột nếp với lá gai đã xay nhuyễn, thêm vừng trắng rang chín rồi từ từ cho thêm nước đường ở trên

Dùng tay nhào thật đều cho đều cho tới khi bột mịn, mềm dẻo. Nhồi bột càng lâu thì bột càng dẻo.

Trộn bột nếp cho thật dẻo, mịn
Trộn bột nếp cho thật dẻo, mịn

Dùng khăn phủ lên bột, để bột nghỉ khoảng 15-20 phút.

Bước 3: Cách làm nhân đậu xanh dừa nạo cho bánh gai

Đậu xanh đem vo sạch, ngâm với nước ấm từ 2-4 tiếng cho hạt đậu nở mềm. Cho đậu xanh vào xửng hấp chín. Khi đậu xanh chín, dùng thìa tán nhuyễn hoặc cho vào cối giã nhuyễn.

Cho phần đường còn lại trộn đều chung với đậu xanh.

Sên nhân đậu xanh, dừa nạo, đường cát
Sên nhân đậu xanh, dừa nạo, đường cát

Bắc chảo nóng lên, cho thêm chút dầu ăn và sên đậu xanh trộn đường cho đến khi đường tan hoàn toàn và đậu không dính chảo là được. Sên nhân bánh khi ăn sẽ thấy chắc nhân và bảo quản lâu hơn là đậu xanh tán đường.

Thêm dừa nạo đã chuẩn bị vào rồi trộn đều rồi vo phần nhân đậu xanh thành những viên tròn nhỏ vừa ăn.

Bước 4: Gói bánh gai

Sau khi bột nếp nghỉ xong, ngắt bột ra và bắt đậu gói bánh.

Lấy 1 phần bột, dàn mỏng rồi cho nhân vào giữa, bọc kín lại. Dùng tay ấn dẹt bánh được dạng hình chữ nhật

Vo tròn bột nếp, bọc nhân đậu xanh bánh gai
Vo tròn bột nếp, bọc nhân đậu xanh bánh gai

Lá chuối khô rửa qua với nước cho mềm lá, để ráo. Quết 1 ít dầu ăn vào lá chuối để khi hấp bánh gai chín không bị dính vào lá. Cho phần bánh đã ấn dẹt bọc lại bằng lá chuối, dùng dây chuối hoặc lạt mềm buộc lại.

Cách gói bánh ít lá gai hình tam giác đẹp mắt: Cắt lá chuối tươi thành hình vuông, cuộn thành hình phễu rồi cho bột nếp đã gói nhân đậu xanh vo tròn vào giữa. Ấn đầu, bẻ gập đuôi bánh lại.

Các bước gói bánh ít lá gai bằng lá chuối tươi
Các bước gói bánh ít lá gai bằng lá chuối tươi

Bước 5: Luộc chín bánh gai

Xếp bánh gai lần lượt vào trong nồi lớn, đổ nước ngập bánh rồi đun lửa như luộc bánh chưng. Thời gian luộc bánh gai khoảng 30-40 phút thì bánh chín ngon.

Vớt bánh gai ra và dàn ra mâm để bánh nhanh khô, ráo nước và nguội. Bánh gai ăn nguội sẽ ngon hơn.

Bánh gai đã được luộc chín
Bánh gai đã được luộc chín

Nếu dùng nồi hấp thì bạn xếp bánh gai vào xửng và hấp chín trong khoảng 30-40 phút. Bánh gai hấp sẽ ráo nước hơn.

Bánh gai nhân đậu xanh có vị ngọt đậm, thơm bùi đậu xanh, vị béo béo của dừa. Hãy lưu ngay cách làm món bánh gai này để thi thoảng trổ tài cho gia đình nhé.

Với cách chế biến gần như tương tự bánh gai, bánh gấc có màu đỏ đẹp mắt ăn lại ngon dẻo ngon miệng.

Xem ngay: Cách làm bánh gai gấc đỏ đẹp đơn giản