Trang trí không gian sống với chậu trồng cây cảnh, hoa kiểng hay tận dụng diện tích trồng rau sạch tại nhà với các loại khay chậu luôn được mọi người quan tâm. Các mẫu chậu trồng cây đẹp ngày càng được đa dạng về chất liệu, kiểu dáng, màu sắc. Thiết kế chậu trồng cây tối ưu, khoa học đáp ứng được các tiêu chí về độ bền đẹp, tính thẩm mỹ, thuận tiện lắp đặt và sử dụng.
Chậu trồng cây có những loại nào?
Dựa theo các tiêu chí khác nhau, chậu trồng cây được phân chia thành nhiều loại. Mỗi loại chậu cây có những ưu nhược điểm, phù hợp cho các mục đích sử dụng khác nhau.
Phân loại theo chất liệu:
- Chậu nhựa trồng cây
- Chậu cây cảnh xi măng
- Chậu cảnh composite
- Chậu đá mài
- Chậu đất nung
- Chậu gốm sứ
- Chậu trồng cây bằng gỗ
- Bình chậu thủy tinh
Phân loại theo kiểu dáng, mẫu mã: chậu tròn, vuông, chữ nhật, ovan, hình ly, động vật, lục giác, bát giác, quả bí,....
Phân loại theo kích thước:
- Chậu cây mini
- Chậu size vừa
- Chậu cây cỡ lớn
Ưu nhược điểm của các loại chậu trồng cây phổ biến
Chậu cây mua về sử dụng có bền bỉ, lâu dài hay không thì yếu tố quyết định là do chất liệu sản xuất. Những phân tích về ưu nhược điểm của từng loại chậu cây sẽ giúp bạn chọn mua được sản phẩm tốt, phù hợp với tài chính và mục đích sử dụng.
1 Chậu nhựa trồng cây
Đây là dòng sản phẩm sử dụng phổ biến nhiều nhất hiện nay. Chất liệu sản xuất chậu thường bằng nhựa PP tổng hợp, độ dày khá cao, chắc chắn. Chậu nhựa có khối lượng nhẹ, khả năng chịu lực tương đối tốt. Khi chẳng may rơi xuống đất thì cũng không dễ bị rơi vụn như chậu sứ, gốm hay đất nung.
Chậu nhựa trồng cây có thể dùng một thời gian dài ở ngoài trời mưa nắng mà không bị mục, giòn gãy. Thị trường có rất nhiều kiểu dáng, kích thước chậu nhựa nên bạn có nhiều sự lựa chọn cho các mục đích sử dụng trồng rau, hoa kiểng, bonsai, nuôi cá.....Lắp đặt để bàn, ban công, bàn ăn, cửa sổ, lối đi, quán cafe, văn phòng,....Sử dụng chậu nhựa trồng rau trên sân thượng nhà phố là giải pháp tiết kiệm, giá rẻ, tối ưu mà hầu hết các gia đình áp dụng.
Mặt khác, chi phí mua chậu nhựa trồng cây có giá rẻ hơn nhiều so với vật liệu khác nên đây luôn là lựa chọn mà nhiều người ưu tiên.
Nhược điểm của một số loại chậu nhựa có độ dày khá mỏng nên khả năng cách nhiệt thấp. Chậu sẽ bị nóng khi đặt trực tiếp dưới trời nắng gắt, làm rễ cây dễ bị sốc nhiệt. Chậu dễ bị giòn khi đặt trong thời gian dài dưới trời nắng mưa. Một số người khi trồng rau, hoa kiểng trong chậu nhựa ở trên sân thượng dưới trời nắng gắt thì thường sẽ che một lớp lưới đen chuyên dụng lên trên.
2 Chậu cây cảnh xi măng
Chậu xi măng được sử dụng phổ biến nhất với mục đích trồng cây cảnh, hoa kiểng, tạo dáng thế bonsai, tiểu cảnh hòn non bộ, thác nước,....Được làm bằng chất liệu bê tông nên chậu cảnh có độ bền cực cao. Tuổi thọ chậu xi măng cực kì bền, sử dụng vài chục năm mà không cần lo bị hỏng.
Chậu cảnh xi măng chắc chắn, chịu lực tốt, bền bỉ. Khả năng thoát nước tốt. Thành chậu dày nên cách nhiệt tốt nên không lo cây bị sốc nhiệt.
Kiểu dáng chậu trồng cây xi măng đa dạng với tròn, vuông, chữ nhật, lục giác, bát giác, ovan,.....Kích thước từ chậu bonsai nhỏ 20, 25, 30cm tới chậu tầm trung 40, 50, 60cm, chậu lớn từ 70, 80, 90cm, bể khánh, bể sập, chậu chum 1m, 1m2, 1m3...2m
Hoa văn chậu cảnh xi măng phong phú với các hình ảnh truyền thống như: tùng cúc trúc mai, long lân quy phụng, sen, chùa chiền, song ngư, Phúc Lộc Thọ,...Kết hợp với hoa văn, đường vân, chỉ rút cổ điển.
Chậu cảnh xi măng có giá thành tương đối cao vì là kích thước lớn và quy trình sản xuất thủ công. Thường tại các cơ sở nghề chậu cảnh, người thợ sẽ sử dụng khuôn đúc chậu cảnh bằng nhựa abs, composite hay silicon.
Dòng sản phẩm này rất chiều lòng với giới chơi cây cảnh, bonsai, hoa kiểng. Tạo dáng thế cây đẹp và tăng thêm phần ý nghĩa của chậu cây.
Điểm hạn chế dòng sản phẩm này là khối lượng khá nặng nên việc di chuyển các chậu xi măng có kích thước lớn tương đối khó khăn. Với 1 số loại chậu bê tông size lớn từ 80cm, 90cm hay 1m, 1m5, 2m thì có khi phải cần tới thiết bị chuyên dụng để hỗ trợ di chuyển.