Ý Nghĩa Và Cách Làm Món Xôi Ngũ Sắc (5 Màu) Từ Rau Củ Quả

Để biến tấu cho món xôi hấp dẫn thì xôi ngũ sắc (5 màu) đã có mặt trong nhiều gia đình, hàng quán, dịp cúng lễ,….. Nguyên liệu làm xôi ngũ sắc hoàn toàn từ tự nhiên rau củ quả nên rất dễ tìm mua. 

Xôi ngũ sắc 5 màu từ rau củ quả
Xôi ngũ sắc 5 màu từ rau củ quả

Nội dung

Nguồn gốc và ý nghĩa của món xôi ngũ sắc

Hiện nay, xôi ngũ sắc đã rất phổ biến nhưng có khi nào bạn nghĩ tới nguồn gốc và ý nghĩa ra đời của nó như thế nào?

Xôi ngũ sắc là món ngon đặc sản của vùng Tây Bắc: Cao Bằng, Tuyên Quang, Yên Bái, Sapa( Lào Cai), Hà Giang,….. Xôi bao gồm 5 màu: tím, xanh, trắng, vàng đỏ tượng trưng cho ngũ hành.

Màu trắng tượng trưng cho  Kim, màu xanh – Mộc, màu tím – Thủy, màu đỏ – Hỏa, màu vàng – Thổ. Với mỗi dân tộc lại mang ý nghĩa, bản sắc riêng.

Xôi ngũ sắc của người Tày

Với người Tày, xôi ngũ sắc là món ăn truyền thống được làm vào các dịp cúng giỗ, ngày Tết, lên nhà mới, cưới hỏi, ngày Rằm,….Mỗi màu sắc có ý nghĩa riêng, tượng trưng về ước mơ hạnh phúc, mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi, cuộc sống no đủ.

Người Tày nấu xôi ngũ sắc trong dịp Lễ, ngày Rằm, cúng hỏi.....
Người Tày nấu xôi ngũ sắc trong dịp Lễ, ngày Rằm, cúng hỏi…..

Màu đỏ là biểu tượng của lửa, thể hiện sự no ấm nhiệt huyết. Màu vàng đại diện cho cây lúa, hoa màu, ngũ cốc. Màu tím đại diện cho đất đai trù phú. Màu trắng mang ý nghĩa tình yêu thủy chung, son sắt. Màu xanh lam gắn với áo trang phục truyền thống của người Tày.

Xôi ngũ sắc của người Thái

Xôi ngũ sắc của người Thái hội tụ hương sắc núi rừng. Khi trình bày được xếp theo hình 5 cánh hoa ban thể hiện: Sức khoẻ, tiền tài, tình yêu, sự thuỷ chung, kính cha mẹ.

  • Màu đỏ tượng trưng cho khát vọng sống, ước mơ.
  • Màu tím tượng trưng cho đất đai trù phú.
  • Màu vàng tượng trưng cho sự no ấm và phồn thịnh.
  • Màu xanh tượng trưng màu của núi rừng Tây Bắc.
  • Màu trắng tượng trưng cho tình yêu trong trắng, thủy chung.

Xôi ngũ sắc người Mường

5 màu của xôi ngũ sắc người Mường thể hiện ước mơ, khát vọng về cuộc sống hài hòa với trời đất, mùa màng tốt tươi, gia đình sum vầy, may mắn trong cuộc sống. Đồng thời còn thể hiện tình đoàn kết cộng đồng, lòng thành kính, biết ơn ông bà tổ tiên.

Những cô gái Mường làm món xôi ngũ sắc trong dịp lễ
Những cô gái Mường làm món xôi ngũ sắc trong dịp Lễ

Cách làm xôi ngũ sắc (5 màu) của các dân tộc vùng Tây Bắc về cơ bản là giống nhau. Tùy theo điều kiện từng vùng, họ lựa chọn các màu khác nhau từ tự nhiêu để tạo nên món xôi hấp dẫn này.

Xôi ngũ sắc làm bằng gì?

Để làm món xôi ngon dẻo thì nguyên liệu chuẩn ngon là yếu tố đầu tiên quan trọng.

Gạo nếp chọn loại căng mẩy không bị gãy vụn. Hạt gạo màu trắng đục, mùi thơm thoang thoảng. Loại gạo nếp nấu xôi ngon thường được ưa thích là nếp cái hoa vàng, nếp ngỗng, nếp sáp,…

Xôi ngũ sắc dân tộc Tây Bắc đặc biệt ngon bởi họ dùng nếp nương được trồng ở vùng núi cao. Hạt nếp nương tròn, thơm. Khi nấu hạt xôi mọng, dẻo, ngọt thơm hương vị đặc trưng.

Rau củ quả tạo màu cho xôi ngũ sắc
Rau củ quả tạo màu cho xôi ngũ sắc

Để nhuộm 5 màu cho xôi sẽ dùng những lá cây, rau củ quả có sẵn trong vườn. Cách làm xôi màu đỏ từ gấc, lá cây cẩm đỏ. Cách làm xôi màu tím từ lá cẩm tím, củ dền, lá cây sau,….Cách làm xôi màu xanh từ lá giềng, lá gừng, lá nếp,… Màu vàng cho xôi là màu của nghệ tươi già, hạt dành dành giã lấy nước. Màu trắng là màu nguyên thủy của gạo nếp. Tiếp theo là sơ chế rau của quả để lấy nước màu trộn vào gạo nếp.

Cách làm xôi ngũ sắc Tây Bắc từ rau củ quả

Nguyên liệu nấu xôi ngũ sắc

Nguyên liệu làm 3 đĩa xôi ngũ sắc cần chuẩn bị:

  • 2 kg gạo nếp cái hoa vàng
  • 2 bó lá cẩm
  • 2 bó lá dứa
  • 1 quả gấc chín đỏ
  • 3 củ nghệ tươi
  • 1 chén rượu trắng
  • Nước cốt dừa, dầu ăn, muối trắng

Dụng cụ: nồi hấp, xửng (chõ), tô đựng, khuôn xôi

Hướng dẫn 4 bước làm xôi ngũ sắc

Bước 1: Vo sạch gạo nếp

Gạo nếp đem vo sạch, loại bỏ sạn, vỏ trấu.

Chia gạo nếp thành 5 phần rồi đựng vào 5 tô lớn. Mỗi tô sẽ nhuộm lên 1 màu

Đem 2 phần gạo nếp ngâm qua đêm. 1 phần làm nên xôi trắng, 1 phần để nhuộm màu đỏ với gấc

Bước 2: Tạo màu cho gạo nếp

Những loại rau củ quả đã chuẩn bị ở trên, đem rửa thật sạch rồi sơ chế đem ngâm cùng gạo nếp để qua đêm.

Cách làm xôi màu đỏ từ quả gấc. Gấc đem bổ đôi lấy phần ruột bên trong. Tách bỏ hạt rồi cho thêm 1 thìa rượu trắng để gấc dậy mùi thơm hơn. Trộn đều thịt gấc vào trong 1 tô gạo nếp để khoảng 30 phút – 1 tiếng.

> Chi tiết: Cách nấu xôi gấc ngon để bán, cúng Rằm

Trộn đều gạo nếp với phần thịt gấc
Trộn đều gạo nếp với phần thịt gấc

Cách làm xôi màu vàng từ nghệ tươi. Lấy củ nghệ già đem giã nhỏ, phần nước cốt pha với nước ấm ngâm gạo qua đêm từ 6-8 tiếng

Cách làm xôi màu xanh từ lá nếp tươi. Đem lá dứa rửa sạch, cắt nhỏ từng khúc. Dùng máy xay sinh tố thêm 1 chút nước vào xay nhuyễn. Lấy rây lọc nước cốt lá nếp, bỏ phần bã rồi đem ngâm với gạo nếp qua đêm từ 6-8 tiếng.

Lá nếp tươi đem giã lấy nước cốt ngâm gạo tạo màu xanh cho xôi
Lá nếp tươi đem giã lấy nước cốt ngâm gạo tạo màu xanh cho xôi

Cách làm xôi màu tím từ lá cẩm. Lá cẩm chọn loại bánh tẻ không quá già cũng không quá non. Đem lá cẩm rửa sạch rồi luộc kỹ, lấy phần nước màu tím đem ngâm cùng gạo. Gạo nếp ngâm qua đêm với nước lá cẩm từ 6-8 tiếng.

Lá cẩm luộc kỹ lấy nước ngâm gạo nếp tạo màu tím
Lá cẩm luộc kỹ lấy nước ngâm gạo nếp tạo màu tím

Lưu ý: Màu của xôi đậm hay nhạt sẽ tùy vào thời gian ngâm gạo, độ đặc của nước rau củ tạo màu. Chỉ cần làm 1 vài lần là bạn sẽ tự rút ra được kinh nghiệm.

Tạo màu cho xôi
Mỗi tô gạo để riêng 1 màu

Bước 3: Đồ xôi 2 lần dẻo ngon

Đem từng phần gạo với ra, để ráo nước và xóc cùng với 1 chút muối để xôi thêm đậm đà hơn. Cho phần gạo nếp vào trong xửng hấp, mỗi màu một khu riêng và ngăn cách bằng vách ngăn để tránh lẫn màu. Bạn có thể dùng miếng tre, lá chuối hoặc khuôn nấu chuyên dụng.

Không nên nén gạo quá chặt sẽ làm bí lỗ thông hơi. Mỗi phần gạo nên khuấy 1 lỗ sâu xuống đáy xửng để nhiệt lượng tỏa đều, xôi chín đều hơn.

Tiếp theo đổ nước vào trong nồi nấu khoảng 1/3 dung tích nồi rồi đun sôi. Cho xửng gạo vào hấp trong khoảng 30 phút thì xôi chín. Khi đặt xửng lên, hạ nhiệt độ lửa vừa phải để nước không sôi mạnh quá.

Đồ xôi ngũ sắc 2 lần dẻo ngon
Đồ xôi ngũ sắc 2 lần dẻo ngon

Đồ xôi 2 lần để xôi dẻo ngon hơn. Khi xôi chín tới, bạn đảo đều xôi lên cho nguội bớt. Thêm vào 1 chút dầu ăn, dầu dừa để cho xôi bóng bắt mắt và thơm hơn ( Có thể không cho nếu không thích ). Tiếp tục hấp trong khoảng 10 phút thì món xôi 5 màu đã hoàn thành rồi.

Bước 4: Thưởng thức thành phẩm

Dùng muôi xới từng màu xôi ra ngoài rồi cho vào đĩa để thưởng thức.

Để trang trí món xôi đẹp mắt hơn thì bạn sử dụng khuôn xôi ngũ sắc có bán sẵn ngoài tiệm làm thành bông hoa 5 cánh.

Xôi ngũ sắc ăn kèm với giò chả, ruốc, vừng rang, lạc rang,…. rất ngon.

Trang trí và thưởng thức món xôi ngũ sắc
Trang trí và thưởng thức món xôi ngũ sắc

Lưu ý khi đồ xôi 5 màu

Dễ thấy nhất ở những người mới học nấu xôi là trên khô dưới nhão. Đây là do bạn đổ nước quá nhiều, nén gạo quá chặt làm bí lỗ thông hơi.

Lượng nước nấu xôi chỉ cần khoảng 1/3 dung tích nồi. Nước quá nhiều làm hơi nước bốc mạnh, dễ bị nhão phần dưới.

Khi đang hấp xôi mà bị cạn nước, xôi bị khô thì bạn vẩy thêm 1 ít nước lên bề mặt xôi. Dùng khăn sạch nhúng nước, đậy nắp kín và tiếp tục hấp cho tới khi xôi chín đều.

Món xôi hoa đậu biếc có màu xanh lam cực kì đẹp mắt cũng là ý tưởng để các mẹ đảm thay đổi màu sắc cho bữa ăn thêm hấp dẫn!

Chi tiết: Cách nấu xôi hoa đậu biếc

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *